Xài nước giếng sao cho an toàn?

(VOH) – Người dân ngoại thành nhiều nơi sinh hoạt và ăn uống bằng nước giếng khoan. Làm cách nào để xài nước giếng an toàn ?

Nước giếng khoan và 3 nguy cơ tiềm ẩn

Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TPHCM, cần lưu ý yếu tố gây hại trong nước giếng.

Nước có độ PH (độ chua) thấp, chúng ta nếm và ngửi cảm thấy vị hơi chua. Loại nước này ăn mòn vật dụng kim loại, quần áo... làm da ngứa, dễ mắc bệnh ngoài da. Khi chế biến thực phẩm làm thay đổi mùi vị thức ăn.

Nước có độ sắt cao, cảm nhận bằng mùi tanh hay còn gọi là mùi phèn. Nước sau vài tiếng chuyển màu nâu, nổi váng. Nước nhiễm sắt làm ố vàng quần áo, ố sàn nhà, dễ gây rối loạn tiêu hóa..

Nước giếng còn có thể bị nhiễm các yếu tố vi sinh, không nhận biết bằng cảm quan. Nước này gây các bệnh lý tiêu chảy, tả, đau mắt, viêm mũi, viêm xoang… Đặc biệt, amoni khi kết hợp với một số chất khác trong nước có thể gây ung thư.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TPHCM trả lời phỏng vấn VOH. (Ảnh: Phương Nguyệt)

Tự xử lý nước giếng 

Trung tâm y tế dự phòng TPHCM khuyến cáo các hộ làm giàn mưa và cho nước qua hệ thống lọc gồm 3 lớp than, sỏi lớn, cát sẽ làm nước trong và loại bỏ các chất độc hại.

Hệ thống lọc này có thể cải thiện các yếu tố về PH, độ đục, sắt và độ oxy hóa nhưng không loại bỏ được amoni – chất gây ung thư.

Việc xử lý này chỉ đảm bảo theo quy chuẩn 02 của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt chứ không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 01 về chất lượng nước ăn uống.

Theo ông Nhân, để đảm bảo sức khỏe, người dân nên đun sôi nước khi chế biến thực phẩm.

Mô hình giàn mưa và hệ thống lọc nước để tăng độ PH và giảm tác hại của sắt trong nước giếng. (Nguồn: Internet)

Bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TPHCM: